Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt luôn là vấn đề bà con quan tâm nhất,
do thời gian nuôi tôm thẻ ngắn hơn các loại tôm khác nên việc tôm chết hàng loạt
không rõ nguyên nhân gây thiệt hại vô cùng lớn cho bà con nuôi tôm.
Trên thực tế hiện nay có thể thấy
tình hình nuôi trồng giống tôm thẻ chân trắng có nhiều chuyển biến rõ rệt, bà
con đã mạnh tay hơn khi hàng năm đầu tư hàng trăm triệu đồng cho mỗi vụ tôm,
chính vì thế mà có bất cứ rủi ro nào xảy ra thì bà con sẽ gặp khó khăn .Cùng
chúng tôi tìm hiểu để hiểu rõ hơn nguyên nhân tôm chết hàng loạt để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhé.
Do
tôm bị bệnh hoại tử gan tụy
Sau khi nghiên cứu phân tích của bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tìm ra được nguyên nhân tôm chết hàng loạt
có thể do tôm mắc bệnh hủy hoại gan tủy , có vi khuẩn vibrio tàn phá đường ruột.
Tôm mắc phải bệnh này có thể do trong ao nuôi có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật,
nồng độ oxy hòa tan thấp, độ mặn của nước cao vượt ngưỡng cho phép hoặc do tôm
giống ban đầu bị nhiễm bệnh.
Do bà con nuôi tôm chưa kiểm soát tốt
những khuyến cáo của chuyên gia
Hiện nay rất nhiều bà con nuôi tôm
tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, các loại chế phẩm không rõ nguồn gốc
cho tôm. Việc sử dụng hóa chất cho tôm tràn lan rất dễ làm môi trường ao nuôi bị
ô nhiễm, là mầm mống của các dịch bệnh trên tôm, khi bệnh xuất hiện sẽ dễ bùng
phát thành dịch, lây lan nhanh và làm tổn thất nặng nề về kinh tế.
Trường hợp tôm chết hàng loạt nhưng
lại không tìm được nguyên nhân (tôm chết không rõ nguyên nhân) thì theo kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm của nhiều bà con
chỉ ra rằng có thể do những yếu tố sau:
- -
Do giống tôm chưa thật sự tốt
- - Do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc sự thay đổi
nhiệt độ trong nước…..
Khi nhìn nhận được những tổn thất
do tôm chết hàng loạt gây ra, bà con nên kiểm soát chặt chẽ mọi quy trình trong
quá trình nuôi tôm để có phương hướng tốt nhất nếu ao nuôi gặp phải vấn đề.
XEM THÊM :Thuốc điều trị bệnh tôm chết sớm ở tôm