Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019


Trong ao nuôi tôm luôn tồn tại những kim loại nặng gây ra ô nhiễm như: chì, thủy ngân, đồng, asen… Do các chất kim loại này có độc tính cao và tính chất bền nên các kim loại nặng này rất dễ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của tôm, bởi vậy cần tìm hiểu rõ về tác hại của kim loại nặng để có phương án xử lý nước nuôi tôm triệt để không bị nhiễm kim loại nặng . 
Tìm hiểu về đặc điểm của kim loại nặng
Như chúng ta đã biết những kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng dao động trong khoảng 3.5-7g/cm3 .Sinh vật luôn cần kim loại để duy trì sự sống một cách thiết yếu , tuy nhiên khi vượt quá nhu cầu cần thiết thì kim loại nặng sẽ rất dễ gây độc cho các tế bào của tôm do mất cân bằng trong cơ thể và khả năng chịu đựng của tôm. Kim loại nặng xâm nhập làm biến đổi các liên kết nội bào hình thành nên những enzyme phân hủy protein, gây độc cho cơ thể tôm.
Ảnh hưởng của kim loại nặng


Nguồn nước có chứa hàm lượng kim loại nặng cao khiến tôm thường khó chuyển giai đoạn, làm hao hụt chất khiến các râu bị đứt gãy. Ngoài ra khi môi trường nước có giàu kim loại nặng tôm dễ bị tích lũy trong mô làm người tiêu dùng khi ăn phải tôm nhiễm kim loại nặng rất nguy hiểm.
Kim loại nặng tồn tại trong tôm chủ yếu từ nguồn nước và trong thức ăn, lượng kim loại nặng này sẽ tích tụ nhiều hơn ở nội tạng của tôm khiến tôm bị yếu dần đi.
Các loại kim loại nặng
Cadmium: Đây là kim loại đã được phát hiện từ lâu , Cd thường được hấp thụ vào gan, tụy vỏ mang và các bộ phận khác của tôm. Gan tụy và mang tôm là bộ phận hấp thụ nhiều nhất , tuy nhiên kim loại Cd lại ít ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm.
Chì (Pb) : Chì là kim loại có nguồn gốc từ việc xả chất tải của các phương tiện giao thông trong khí quyển và việc khái thác quặng , độ độc của kim loại chì Pb không ảnh hưởng quá nhiều tới tôm, chỉ làm tôm dễ bị đen râu, chân, mang.
Crom (crom) xuất hiện trong ao tôm là kết quả của quá trình khoáng hóa và hòa tn hữu cơ trong đất. crom là kim loại gây giảm hoạt động của nội bào và gây đột biến gen, tác động trực tiếp tới AND của tôm.

Đồng (Cu): đồng là kim loại nặng độc nhất, ảnh hưởng tới 80% quá trình quang hợp của tảo , làm tăng tính độc đối với tảo, ký sinh trùng và cả tôm cá nuôi.
Thủy ngân (Hg) là kim loại có tính độc cao nhất, Hg trong nước nếu vượt quá chỉ số giới hạn sẽ ức chế quá trình chuyển hóa giai đoạn trên tôm, làm giảm quá trình hô hấp khiến tôm ngưng hoạt động bơi. Nguy hiểm hơn là những con tôm bị nhiễm thủy ngân nếu làm thức ăn cho người sẽ khiến người ăn bị nhiễm thủy ngân.
Vì vậy khi kiểm tra thấy có nồng độ các kim loại nặng trong ao nuôi tôm bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây hậu quả đáng tiếc.
XEM THÊM : phương pháp cải thiện sức đề kháng của tôm 


0 nhận xét:

LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU