Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm công nghiệp ngày càng
phổ biến, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng đang chuyển qua một tầm cao mới
là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh
trong bể tròn nổi. Mô hình nuôi tôm này vẫn không ngừng phát triển và đem lại lợi
nhuận cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên vấn đề xử lý chất thải trong mô hình
nuôi tôm này đang là vấn đề được quan tâm , vậy làm thế nào để xử lý? Hãy cùng
chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.
Hàng ngày bà con nuôi tôm vẫn phải xi phông chất thải từ ao
tôm ra bên ngoài như: nước bùn thải, phân và vỏ tôm khi lột xác . Với những ao
không có biện pháp xử lý hiệu quả thì chất thải tồn đọng trong ao làm nguồn nước
ao bị ô nhiễm .
Để khắc phục triệt để những vấn đề về chất thải ao tôm bà con
có nhiều sự lựa chọn khác nhau để xử lý, tuy nhiên hiện nay có phương pháp sử dụng
các chất thải từ ao tôm để làm nguồn nguyên liệu cho bể biogas tạo ra chất đốt
sử dụng.
Vỏ tôm khi lột xác, chất thải, phân tôm sau khi xi phông vào
bể chứa thải, bể lắng thải sau đó sẽ dùng bơm để nạp chất thải vào bể biogas tạo
ra chất đốt. Phần nước lắng trong sẽ được cho ra phía bể tràn .
Nhiều hộ gia đình đã áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng bể
biogas và đã thành công, mang lại nguồn lợi hiệu quả cao, tạo ra một mặt bằng
không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần trong việc tái tạo tuần hoàn sử
dụng các loại chất thải.
XEM THÊM : nguyên tắc trong phòng và trị bệnh cho tôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét