Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019


Tôm càng xanh là một loài thủy sản rất thích hợp để nuôi trong môi trường nước ngọt nhưng hiện nay đã được thuần hóa để nuôi trong các vùng nước lợ , nước mặn và có sự sinh trưởng tốt. Theo kinh nghiệm của bà con nuôi tôm thì tôm càng xanh có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tôm càng xanh rất dễ nuôi, nhanh lớn và ít bị dịch bệnh và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường nguồn nước, vậy kỹ thuật nuôi tôm càng xanh có gì đặc biệt ? 


Hiện nay tôm càng xanh được nuôi rất phổ biến và đặc biệt là tôm càng xanh lại rất thích hợp trong các mô hình nuôi xen canh với các loại cây trồng vật nuôi khác và đem lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn môi trường sinh thái.
Tôm càng xanh là loài giáp xác và có vòng đời tương đối đặc biệt, giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh phải sống trong nước lợ , sau đó tới giai đoạn trưởng thành tôm chủ yếu sống trong nước ngọt và có thể sinh sống và phát triển bình thường trong nước mặn. Tuy nhiên khi tôm đạt tới một kích cỡ nhất định từ 35-50g thì tôm càng xanh có sự phát triển khác biệt giữa tôm đực và tôm cái, bởi vậy mà người nuôi tôm thường chọn nuôi giống tôm càng xanh toàn đực. Vậy kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực có gì đặc biệt ?


Để nuôi tôm càng xanh toàn đực cần chuẩn bị ao và cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng. Ao nuôi tôm càng xanh cần có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt và gia côs ao kỹ để tránh thẩm thấu và sạt lở khi thời tiết mưa bão bất thường .
Muốn chọn được tôm giống càng xanh toàn đực thì bà con nên lựa chọn những con giống khỏa mạnh, bơi lội nhanh, có đầy đủ phụ bộ nhất trong đàn tôm. Trong bể tôm giống nên chọn những con tôm có kích cỡ đồng đều. Trong quá trình nuôi bà con cần chú ý tới các loại bệnh trên tôm càng xanh như: bệnh đen mang, bệnh đốm nâu, bệnh đục cơ và bệnh đóng rong….

XEM THÊM : CÁCH TÔM THẺ VÀ TÔM CÀNG XANH ĂN CÓ GÌ KHÁC NHAU 


0 nhận xét:

LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU