Bệnh còi trên tôm thẻ là do đâu? Hầu
hết các câu trả lời đều là do virus, 2 dạng virus chủ yếu gây ra bệnh tôm còi
chậm lớn là : MBV và HPV.
Những triệu chứng và giai đoạn tôm
thường bị bệnh
Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn
2, khi tôm nuôi được khoảng 45 ngày tuôi, tôm nhiễm bệnh thường có biểu hiện giảm
ăn, hoạt động kém, chậm sinh trưởng phát triển, trên mang và cơ thể có nhiều
sinh vật đu bám, nhìn kỹ sẽ thấy đường ruột bị trắng dọc cơ thể.
Với hệ thống tôm ương trong ao có mật
độ cao thì mức độ nhiễm bệnh sẽ tăng , xuất hiện các dâu hiệu mãn tính. Màu sắc
bên ngoài khiến tôm có thể đổi sang màu sẩm, mang tôm có màu đỏ hoặc đen, vỏ tôm
có nhiều sinh vật bám . Gan tụy tôm bị teo lại và có màu vàng, mùi rất tanh.
Sau khi nhiễm bệnh từ 3-7 ngày tôm sẽ chết dần , khả năng tôm chết lên tới
70-100%.
Phương pháp xử lý bệnh
Bệnh còi chậm lớn trên tôm lây nhiễm
chinh bắt đầu từ nguồn giống tôm, sau đó là tới yếu tố môi trường nước nuôi tôm
không đảm bảo chất lượng. Khi một bộ phận nhỏ tôm bị bệnh sẽ lây lan rất nhanh
sang những con tôm khỏe mạnh khác sống chung trong ao. Vậy điều cần thiết nhất
vẫn là chọn được giống tôm thật khỏe mạnh, đạt chỉ tiêu, không nhiễm virus gây
bệnh, cải tạo môi trường ao nuôi, đảm bảo tôm có sức khỏe tốt nhất và tri tom coi .
Loại bỏ ngay những con tôm bị bệnh:
có thể sử dụng những bó chà nhỏ cắm rải xung quanh ao trong giai đoạn đầu nuôi
tôm, với trường hợp tôm yếu và bị bệnh thì sẽ bám vào bó chà, bà con kiểm tra
những con tôm bá vào bó chà rồi loại ra khỏi ao.
Khoảng sau 60 ngày tuổi , những chất
dư thừa trong ao có xu hướng tập trung vào giữa ao, bởi vậy thời gian này bà
con cần rải thức ăn cho tôm theo hình xoắn ốc thì trong ra ngoài nhằm kích
thích cho tôm phân tán ra phía ngoài.
->>> THAM KHẢO NGAY : cách tôm thẻ và tôm càng xanh ăn như thế nào ?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét