Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019


Thực tế hiện nay việc sử dụng huyết tương trong thức ăn cho tôm vẫn luôn bị hạn chế vì do đơn giá quá cao so với các loại protein khác. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu của các nhà kha học đã chứng minh được hiệu quả to lớn trong việc huyết tương mang lại sự tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ sống cho tôm.
Bột huyết tương luôn được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi heo và các loại thú cưng bởi lợi ích mà nó đem lại nhiều hơn rất nhiều so với chi phí phải bỏ ra. Huyết tương đang được kỳ vọng tạo lên hiệu quả tích cực trong hệ miễn dịch cũng như khả năng tiêu hóa của tôm nuôi trong giai đoạn khởi đầu. Trong những nghiên cứu gần nhất trên tôm các chuyên gia cũng tập trung chủ yếu vào 
những hiệu quả của huyết tương khi sử dụng trong thuc an tom .


Dịch bệnh do các vi khuẩn, virus gây ra vẫn luôn đe dọa ngành nuôi tôm công nghiệp toàn cầu . Đây cũng chính là yếu tố quan trọng dẫn tới tình trạng việc sử dụng các loại khoáng sinh tràn lan trong nuôi tôm.Rất nhiều sản phẩm đã được tạo ra để giảm đi sự xuất hiện của các bệnh đường ruột của tôm. Bên cạnh đó là các giải pháp nhằm tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Huyết tương có thể sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực trong chiến lược tăng sức đề kháng cho tôm thông qua những tác động trực tiếp lên đường ruột , và làm một protein dễ tiêu hóa.
Huyết tương là một trong những phức hợp của protein nên rất nhạy cảm với nhiệt. Bởi vậy các câu hỏi được đặt ra là nên chế biến thức ăn dưới dạng nào để có thể tạo nên các tác động tích cực cho tôm. Những nghiên cứu về huyết tương trên tôm bằng tác động nhiệt có thể kiểm tra bằng cách bổ sung trực tiếp vào thức ăn và sau đó xử lý nhiệt , sau đó giảm nhiệt rồi phủ huyết tương lên.


Sau những nghiên cứu cho thấy sau 3 tuần bổ sung huyết tương , tôm có dấu hiệu tăng trưởng khá tốt, đạt tỷ lệ sống cao hơn . Qua nhiều kết quả đối chứng có thể thấy huyết tương sử dụng có tác dụng rất lớn với tôm, làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm và giúp tôm tăng trưởng tốt hơn và có tỷ lệ sống cao, lại góp phần tăng chiều dài biểu mô. Theo cách này thì huyết tương là một sự lựa chọn bền vững cho ngành nuôi tôm.
XEM THÊM : Nguồn nguyên liệu mới trong thức ăn tôm


Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019


Trong nuôi tôm thì yếu tố lột xác góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển của tôm. Để giúp tôm lột xác đồng đều và nhanh cứng vỏ để tăng trọng lượng cũng như kích thước thì người nuôi cần chú ý và đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng , yếu tố môi trường và khả năng kiểm soát dịch bệnh cho tôm . Vậy làm sao để kích thích tôm lột xác ? bà con cùng tham khảo bài dưới đây nhé.
Tôm lột xác như thế nào ?


Với các loài giáp xác như tôm thì sự lột xác của tôm được diễn ra tuần hoàn và lắp đi lặp lại trong suốt các quá trình sống của chúng, sự lột xác có ý nghĩa rất lớn đối với tôm, khi tôm còn nhỏ thì chu kỳ lột xác diễn ra nhiều lần , và mỗi lần cách nhau trong một thời gian ngắn, khi tôm lớn hơn thì chu kỳ lột xác sẽ lâu hơn.
Trong quá trình lột xác thì lớp vỏ cũ giữa phần khớp đầu ngực và phần bụng sẽ nứt ra, các phần phụ của đầu và ngực của tôm bị tụt ra trước sau đó phần bụng và các phần phụ sẽ tách ra phía sau, giúp tôm ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong thân . Thông thường với những con tôm khỏe mạnh thì quá trình lột xác diễn ra rất nhanh chỉ từ 5-7 phút , lớp vỏ mới sẽ cứng lại chỉ sau 1-2 ngày với tôm đã trưởng thành, còn từ 1-2 giờ với tôm nhỏ.
Các dấu hiệu và dự báo tôm lột xác
Thông thường ta thấy tôm sẽ không lột xác đồng loạt vào cùng một thời điểm mà sẽ có xu hướng lột xác qua thời kỳ thủy triều hoặc những ngày trăng tròn. Để lột xác tôm phải đợi ao có độ pH thấp dưới 8,3 mới bắt đầu lột xác, và quá trình này thường diễn ra vào ban đêm.


Sau khi tôm lột xác đồng loạt thì bà con nuôi tôm sẽ nhìn thấy vỏ tôm hoặc là các vệt bong bóng dài. Tôm mới lột xác sẽ có vỏ mới sạch sẽ và mỏng. Tuy nhiên trong quá trình lột xác thì tôm cần tới rất nhiều khoáng chất, bởi vậy có khả năng sẽ xảy ra sự sụp tảo trong khoảng thời gian tôm lột xác. Bởi vậy việc bà con nuôi tôm nhận biết được thời điểm lột xác đồng loạt của tôm và chuẩn bị tốt cho việc đó là rất quan trọng.
Đến ngày dự đoán lột xác của tôm thì thường lượng ăn sẽ giảm từ 10-30%, bà con có thể dự báo trước, người nuôi cũng phải sục khí đầy đủ, liên tục và chuẩn bị sẵn sàng cho tôm những khoáng chất quan trọng để cho tôm có nguồn khoáng sẵn ngay lập tức cho thể sử dụng cho nhu cầu lột xác của tôm. Bà con nên để khi độ pH giảm xuống dưới 8,3 mới bổ sung khoáng.
XEM THÊM : NHỮNG RỦI RO NUÔI TÔM NƯỚC LỢ

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019


Vi khuẩn luôn tồn tại có mặt khắp mọi nơi, trong hệ sinh thái ao nuôi tôm cũng không ngoại lệ. Vi khuẩn còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và khả năng phát triển của tôm cũng như năng suất nuôi tôm. Bởi vậy việc quản lý hệ thống vi khuẩn luôn góp phần giảm thiểu các nguy hại và tạo lãi suất cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh .


Hệ vi khuẩn trong ao nuôi
Ở bất cứ đâu thì vi khuẩn cũng luôn có mặt. Ao nuôi tôm là một hệ sinh thái khá phức tạp liên quan nhiều tới các vật chất hữu cơ cũng như chất dinh dưỡng được tái sử dụng hoặc loại bỏ. Cùng với hệ thực vật phù du thì vi khuẩn đang thống trị hệ sinh thái ao nuôi, có thể bùng phát bất cứ khi nào. Có thể thấy các cộng đồng vi khuẩn trong ao là một phần của chuỗi thức ăn , chúng góp phần vào quá trình sinh học cũng như đóng một vai trò quan trọng trong việc kiếm soát vệ sinh ao nuôi.Tuy nhiên nếu hệ sinh thái trong ao mất cân bằng có thể dẫn tới sự bùng phát của hệ vi khuẩn bất lợi trong ao, làm bùng phát các nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của tôm cũng như hệ miễn dịch của tôm bị tấn công.
Với hệ vi khuẩn trong đường ruột của tôm cần được bổ sung những vi khuẩn có lợi , có khả năng điều chỉnh cân bằng vi sinh trong đường ruột của tôm.


Mối liên hệ giữa vi khuẩn trong môi trường ao nuôi và vi khuẩn đường ruột sẽ luôn có tác động qua lại với nhau thông qua các hoạt động thông thường của vi khuẩn như hoạt động tiêu hóa, thức ăn đi vào ruột, nước di chuyển qua đường ăn uống làm cho vi khuẩn cư trú trong ruột tôm.
Quản lý hệ vi khuẩn trong ao
Thông thường các khái niệm sinh học đã được áp dụng rộng rãi trong việc nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là tôm. Tiêu chí lựa chọn một hệ vi khuẩn để sử dụng trong ao nuôi gồm có các tiêu chuẩn: khả năng cạnh tranh cao, thích nghi được với các môi trường khác nhau, an toàn , hoạt động đối kháng vi khuẩn tốt, có khả năng loại bỏ nitơ và các chất hữu cơ.

XEM THÊM : Những rủi ro khi nuôi tôm nước lợ 


Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019


Vụ nuôi tôm nước lợ mới diễn ra nhưng nhiều hộ nuôi tôm đã như ngồi trên đống lửa vì lo lắng tôm có thể bị chết hàng loạt. Thực trạng của vụ nuôi tôm nước lợ khá bấp bênh , manh mún và thường tự phát nhiều hơn vì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nhiều năm qua vẫn chưa có những giải pháp thiết thực để ổn định sản xuất.

Tôm chết hàng loạt
Tôm vụ nuôi nước lợ ở nhiều địa phương gặp phải tình trạng chết hàng loạt , bởi vậy bà con nuôi tôm cần đề phòng trước dịch bệnh bùng phát. Nhiều ao nuôi tôm thẻ đã xảy ra tình trạng tôm nuôi đột ngột lờ đờ , dạt vào bờ ao và bỏ ăn dần. Khi gặp tình trạng tôm như vậy cần bổ sung các loại men vi sinh, các loại vitamin, các loại khoáng chất cũng như thuốc bổ gan tụy cho tôm.
Các hộ nuôi áp dụng các phương pháp để bảo vệ ao tôm của mình tuy nhiên tôm vẫn bị bệnh và chết hàng loạt. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Do hạ tầng sơ sài thiếu kênh cấp thoát nước, không có hệ thống ao lắng , ao xử lý nước thải, nguồn nước chưa đảm bảo môi trường…. là nguyên nhân chính gây ra tính thiếu bền vững của nghề nuôi tôm.

Có thể môi trường nước trong ao nuôi tôm bị biến động do các yếu tố tác động bên ngoài khiến tôm dễ bị bệnh. Tuy nhiên rủi ro trong ngành nuôi tôm thì có rất nhiều nguyên nhân, rất khó phán đoán.
Nghề nuôi tôm nước lợ đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung cấp tôm giống chất lượng, bởi vậy rất khó kiểm soát những phát sinh trong ao nuôi. Tôm giống kém chất lượng, sức đề kháng kém, không đủ khả năng miễn dịch để chống lại những tác động của môi trường.
XEM THÊM : những lưu ý trong việc sản xuất giống tôm càng xanh 

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019


Tôm càng xanh luôn là đối tượng được nuôi trồng phổ biến đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, việc sản xuất giống tôm để nuôi tôm thương phẩm là rất cần thiết và việc bà con nuôi tôm có thể thành công với việc nuôi tôm càng xanh hay không một phần chịu ảnh hưởng lớn từ chất lượng con giống. Con giống đầu vào tốt thì tỉ lệ thành công của vụ nuôi sẽ cao hơn .hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài dưới đây những chia sẻ cơ bản về việc sản xuất giống tôm càng xanh .

Chuẩn bị nuôi tôm bố mẹ
Thông thường một diện tích nuôi tôm càng xanh rơi vào khoảng 2000-3000 m2 , cần độ sâu mực nước vào khoảng 1,2m. Nguồn nước ngọt cung cấp đầy đủ và đảm bảo không bị ô nhiễm. Cần đảm bảo các chỉ tiêu sinh lý hóa cơ bản như: độ phân hóa, nhiệt độ nước, độ pH, độ phèn…. Việc chọn tôm bố mẹ từ các ao tôm giống là vô cùng quan trọng, cần có chất lượng thật tốt.
Xử lý nước ao nuôi
Việc cần thiết khi sản xuất giống tôm càng xanh bắt buộc phải có 2 loại nước là nước ngọt và nước mặn, trước khi thả nuôi tôm cần pha nước ngọt và nước mặn sao cho đạt độ mặn 12%. Sử dụng một số loại hóa chất diệt trùng như chlorin hoặc ozon và lọc nước trước khi đưa nước vào bể ương.
Thức ăn tôm
Tôm giống càng xanh luôn bắt đầu ăn vào giai đoạn sau khi nở khoảng 24 giờ đồng hồ, nguồn thức ăn chủ yếu được bổ sung theo giai đoạn, tùy thuộc vào kỹ thuật nuôi tôm càng xanh của người nuôi tôm


Vấn đề chăm sóc, quản lý
Khi bà con nuôi tôm được khoảng 3 ngày sẽ tiến hành thay nước hàng ngày. Lượng nươc thay ra khoảng từ 30-70% lượng nước trong bể cần có. Trong quá trình nuôi cần sử dụng một số loại chế phẩm sinh học, các loại men vi sinh để bổ sung cho tôm đầy đủ các khoáng chất và dinh dưỡng. Điều quan trọng khi nuôi tôm càng xanh bà con cần tuyệt đối tránh để giống tôm càng xanh bị sốc về nhiệt độ, độ mặn, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức đề kháng của tôm.
Tiêu chuẩn hàng đầu của việc sản xuất giống tôm càng xanh thương phẩm là phògn bệnh, trị bệnh chỉ là phương pháp cuối cùng phải dùng để đạt được hiệu quả nuôi trồng cao hơn. Để phòng bệnh tốt nhất bà con cần lựa chọn nguồn tôm cành xanh bố mẹ có chất lượng cao, kết hợp với việc quản lý tốt chất lượng nước.
XEM THÊM: KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH NƯỚC NGỌT CÓ GÌ ĐẶC BIỆT



Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019


Trong ao nuôi tôm luôn tồn tại những kim loại nặng gây ra ô nhiễm như: chì, thủy ngân, đồng, asen… Do các chất kim loại này có độc tính cao và tính chất bền nên các kim loại nặng này rất dễ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của tôm, bởi vậy cần tìm hiểu rõ về tác hại của kim loại nặng để có phương án xử lý nước nuôi tôm triệt để không bị nhiễm kim loại nặng . 
Tìm hiểu về đặc điểm của kim loại nặng
Như chúng ta đã biết những kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng dao động trong khoảng 3.5-7g/cm3 .Sinh vật luôn cần kim loại để duy trì sự sống một cách thiết yếu , tuy nhiên khi vượt quá nhu cầu cần thiết thì kim loại nặng sẽ rất dễ gây độc cho các tế bào của tôm do mất cân bằng trong cơ thể và khả năng chịu đựng của tôm. Kim loại nặng xâm nhập làm biến đổi các liên kết nội bào hình thành nên những enzyme phân hủy protein, gây độc cho cơ thể tôm.
Ảnh hưởng của kim loại nặng


Nguồn nước có chứa hàm lượng kim loại nặng cao khiến tôm thường khó chuyển giai đoạn, làm hao hụt chất khiến các râu bị đứt gãy. Ngoài ra khi môi trường nước có giàu kim loại nặng tôm dễ bị tích lũy trong mô làm người tiêu dùng khi ăn phải tôm nhiễm kim loại nặng rất nguy hiểm.
Kim loại nặng tồn tại trong tôm chủ yếu từ nguồn nước và trong thức ăn, lượng kim loại nặng này sẽ tích tụ nhiều hơn ở nội tạng của tôm khiến tôm bị yếu dần đi.
Các loại kim loại nặng
Cadmium: Đây là kim loại đã được phát hiện từ lâu , Cd thường được hấp thụ vào gan, tụy vỏ mang và các bộ phận khác của tôm. Gan tụy và mang tôm là bộ phận hấp thụ nhiều nhất , tuy nhiên kim loại Cd lại ít ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm.
Chì (Pb) : Chì là kim loại có nguồn gốc từ việc xả chất tải của các phương tiện giao thông trong khí quyển và việc khái thác quặng , độ độc của kim loại chì Pb không ảnh hưởng quá nhiều tới tôm, chỉ làm tôm dễ bị đen râu, chân, mang.
Crom (crom) xuất hiện trong ao tôm là kết quả của quá trình khoáng hóa và hòa tn hữu cơ trong đất. crom là kim loại gây giảm hoạt động của nội bào và gây đột biến gen, tác động trực tiếp tới AND của tôm.

Đồng (Cu): đồng là kim loại nặng độc nhất, ảnh hưởng tới 80% quá trình quang hợp của tảo , làm tăng tính độc đối với tảo, ký sinh trùng và cả tôm cá nuôi.
Thủy ngân (Hg) là kim loại có tính độc cao nhất, Hg trong nước nếu vượt quá chỉ số giới hạn sẽ ức chế quá trình chuyển hóa giai đoạn trên tôm, làm giảm quá trình hô hấp khiến tôm ngưng hoạt động bơi. Nguy hiểm hơn là những con tôm bị nhiễm thủy ngân nếu làm thức ăn cho người sẽ khiến người ăn bị nhiễm thủy ngân.
Vì vậy khi kiểm tra thấy có nồng độ các kim loại nặng trong ao nuôi tôm bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây hậu quả đáng tiếc.
XEM THÊM : phương pháp cải thiện sức đề kháng của tôm 


Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019


Như mọi người đều biết thì cách thức hoạt động của men vi sinh trên tôm là sự ức chế trực tiếp các mầm bệnh bằng cách bổ sung lợi khuẩn kích thích hệ thống miễn dịch của tôm hoặc sản xuất các chất ức chế có thể gây ảnh hưởng trực tiếp với mầm bệnh như: vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi tôm


Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã được sử dụng để điều trị các bệnh về nhiễm trùng do các vi khuẩn trong ao nuôi gây ra. Tuy nhiên việc sử dụng lạm dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác hại không như mong muốn, lượng kháng sinh tồn dư tích tụ lại trong cơ thể vật chủ gây ức chế hệ miễn dịch, các vi khuẩn kháng lại kháng sinh và phá hủy hệ vi khuẩn tốt.
Do đó các nghiên cứu nhằm tìm ra các sản phẩm tự nhiên có thể thay thế thuốc kháng sinh vẫn đang được triển khai thường xuyên . Hiện nay ngành nuôi tôm đã và đang sử dụng một số loại men vi sinh , chế phẩm sinh học để thay thế cho thuốc kháng sinh . Nhiều loại men vi sinh được sử dụng để trộn vào thức ăn tôm hoặc hòa tan vào nước ao nuôi sẽ giúp tôm cải thiện về sức khỏe của tôm cũng như góp phần cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường nước. 


 Việc kiểm soát được các tác nhân gây bệnh sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của tôm, tỷ lệ tôm sống sẽ cao hơn, tốc độ tăng trưởng cũng tăng lên. Do đó bà con cần bổ sung các chế phẩm sinh học trong chế độ dinh dưỡng của tôm để làm tăng sự phát triển thông qua đường tiêu hóa.
Các chế phẩm sinh học không giống như men vi sinh, không phải là những sinh vật sống nên chúng sẽ có ít ảnh hưởng tới môi trường ,việc sản xuất các chất kích thích của hệ thống miễn dịch sẽ làm tăng lên khả năng bảo vệ tôm chống lại nhiễm trùng.



Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019


Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm công nghiệp ngày càng phổ biến, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng đang chuyển qua một tầm cao mới là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi. Mô hình nuôi tôm này vẫn không ngừng phát triển và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên vấn đề xử lý chất thải trong mô hình nuôi tôm này đang là vấn đề được quan tâm , vậy làm thế nào để xử lý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.
Hàng ngày bà con nuôi tôm vẫn phải xi phông chất thải từ ao tôm ra bên ngoài như: nước bùn thải, phân và vỏ tôm khi lột xác . Với những ao không có biện pháp xử lý hiệu quả thì chất thải tồn đọng trong ao làm nguồn nước ao bị ô nhiễm .


Để khắc phục triệt để những vấn đề về chất thải ao tôm bà con có nhiều sự lựa chọn khác nhau để xử lý, tuy nhiên hiện nay có phương pháp sử dụng các chất thải từ ao tôm để làm nguồn nguyên liệu cho bể biogas tạo ra chất đốt sử dụng.
Vỏ tôm khi lột xác, chất thải, phân tôm sau khi xi phông vào bể chứa thải, bể lắng thải sau đó sẽ dùng bơm để nạp chất thải vào bể biogas tạo ra chất đốt. Phần nước lắng trong sẽ được cho ra phía bể tràn .
Nhiều hộ gia đình đã áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng bể biogas và đã thành công, mang lại nguồn lợi hiệu quả cao, tạo ra một mặt bằng không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần trong việc tái tạo tuần hoàn sử dụng các loại chất thải.

XEM THÊM : nguyên tắc trong phòng và trị bệnh cho tôm 



Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019


Phòng và trị bệnh trong nuôi tôm luôn là vấn đề cấp bách và được quan tâm hàng đầu, vậy để phòng và trị bệnh cho tôm được hiệu quả thì bà con nuôi tôm cần áp dụng những nguyên tắc sau trong cách sử dụng thuốc và hóa chất .


Chẩn đoán đúng bệnh tôm
Trong quá trình nuôi tôm bà con cần thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng , phát triển của tôm để có thể phát hiện sớm bệnh tôm . Với bà con nuôi tôm lâu năm có thể nhận biết bệnh tôm thông qua những kinh nghiệm được đúc kết lại hoặc khi thấy có biểu hiện nghi ngờ bà con nên mang mẫu tôm đi xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh của tôm, nguyên nhân gây bệnh là đâu, tỷ lệ nhiễm bệnh thế nào để kịp thời xử lý.
Sử dụng đúng thuốc
Khi đã chẩn đoán được chính xác bệnh bà con cần sử dụng đúng loại thuốc, đặc biệt không sử dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh cho tôm. Khuyến cáo bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản , các loại men vi sinh để phòng trị bệnh cho tôm.


Sử dụng thuốc đúng liều
Khi đã chọn được thuốc điều trị bệnh thì bà con nuôi cần đọc kỹ hướng dẫn sử sụng để biết liều dùng thích hợp , tránh trường hợp dùng quá liều làm tôm sốc thuốc mà chết .Ngoài ra cần phải kết hợp với các yếu tố thời tiết tốt hay xấu diễn biến ra sao để xác định được liều dùng tốt nhất.
Chọn thời điểm sử dụng
Việc lựa chọn được thời điểm sử dụng thuốc đem lại hiệu quả cho quá trình chữa trị cho tôm, thuốc thường có thời điêm phát huy tác dụng tối đa. Thuốc nên được dùng vào thời điểm môi trường ao nuôi ổn định nhất. Để tôm hấp thụ tốt bà con có thể trộn vào thức ăn hoặc hòa tan vào nước để tôm có thể hấp thụ nhanh nhất .
XEM THÊM : thời tiết bất lợi gây ảnh hưởng gì tới tôm 

LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU