Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019


Tôm càng xanh là loại tôm bản địa có khả năng thích nghi cao với môi trường nuôi, bởi vậy khi nuôi tôm càng xanh lớn rất nhanh , ít bị bệnh và có thể chỉ thả giống một lần rồi thu hoạch quanh năm. Tôm càng xanh là loại tôm có thể nuôi trong môi trường nước ngọt ở miền Bắc , vậy ky thuat nuoi tom cang xanh nuoc ngot thế nào ? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.



Trên thực tế tôm càng xanh là loại thực phẩm rất phổ biến, và có giá trị dinh dưỡng cao, được bán quanh năm dưới dạng tôm tươi, tôm khô. Đặc điểm nổi bật của tôm càng xanh là thịt tôm mềm, ngon, có vị ngọt và rất thơm thịt, đặc biệt thịt tôm càng xanh rất giàu canxi.
Với nước ta, diện tích ao hồ nhỏ lẻ rất lớn nên mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt tại các ao hồ đang được triển khai phổ biến.
Với mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt , con tôm sẽ có hình dáng giống y con tôm càng xanh nuôi nước lợ hay nước mặn, tuy nhiên sẽ có kích thước bé hơn chút và màu sắc cơ thể tôm có màu vàng hoặc màu sẫm, do đặc trưng màu nước ngọt. Tôm có khả năng giao phối và sinh sản suốt thời gian mùa hè tại miền Bắc và sinh sản quanh năm với thời tiết khí hậu miền Nam.
Tôm càng xanh có tập tính thường kiếm ăn vào ban đêm chủ yếu ở các tầng đáy ao, thức ăn chủ yếu của tôm càng xanh là các loài động vật nguyên sinh như: giun, giáp xác, ấu trùng , các loại mùn hữu cơ. Đặc biệt khi kiếm mồi và tranh giành thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói.


Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt:
Chuẩn bị ao nuôi tôm:
Ao nuôi tôm càng xanh nước ngọt cần được tẩy dọn sạch sẽ, vét sạch các lớp bùn nhớt, lớp hữu cơ bẩn và tránh các loại chất thải khí độc còn sót lại. Sau đó cần rải vôi, phát quang bờ bụi và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Bón phân cho ao sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc.
Chuẩn bị tôm giống
Có thể mua tôm giống ở các trại giống có uy tín chất lượng hoặc mua tôm bố mẹ đã khai thác. Nên thả tôm sau khi lấy nước vào ao từ 7-10 ngày.
Thức ăn tôm
Sử dụng các loại bột ngũ cốc hoặc bột cá để trộn vào thức ăn để đảm bảo hàm lượng đạm trên 20%. Thức ăn tôm nên được nấu chín để tăng sự hấp thụ của tôm. Với tôm càng xanh cần rất nhiều canxi để lột xác bởi vậy cần duy trì lượng bột cá trong khoảng 10-12%. Với những mô hình nuôi tôm càng xanh công nghiệp có thể dùng thức ăn công nghiệp cho tôm nếu hộ nuôi có điều kiện kinh tế.
Cách chăm sóc quản lý tôm
Cách chăm sóc tôm càng xanh cũng giống với các loài tôm khác, lắp đặt hệ thống máy phun mưa để tăng lượng oxy trong ao, hoặc lắp hệ thống quạt chạy trong ao.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như các loại vi sinh định kỳ cho ao.
Hi vọng với những chia sẻ trên bà con sẽ có thêm những kiến thức nuôi tôm càng xanh nước ngọt cho riêng mình.

XEM THÊM : Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực có gì đặc biệt ?



Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019


Tôm càng xanh là một loài thủy sản rất thích hợp để nuôi trong môi trường nước ngọt nhưng hiện nay đã được thuần hóa để nuôi trong các vùng nước lợ , nước mặn và có sự sinh trưởng tốt. Theo kinh nghiệm của bà con nuôi tôm thì tôm càng xanh có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tôm càng xanh rất dễ nuôi, nhanh lớn và ít bị dịch bệnh và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường nguồn nước, vậy kỹ thuật nuôi tôm càng xanh có gì đặc biệt ? 


Hiện nay tôm càng xanh được nuôi rất phổ biến và đặc biệt là tôm càng xanh lại rất thích hợp trong các mô hình nuôi xen canh với các loại cây trồng vật nuôi khác và đem lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn môi trường sinh thái.
Tôm càng xanh là loài giáp xác và có vòng đời tương đối đặc biệt, giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh phải sống trong nước lợ , sau đó tới giai đoạn trưởng thành tôm chủ yếu sống trong nước ngọt và có thể sinh sống và phát triển bình thường trong nước mặn. Tuy nhiên khi tôm đạt tới một kích cỡ nhất định từ 35-50g thì tôm càng xanh có sự phát triển khác biệt giữa tôm đực và tôm cái, bởi vậy mà người nuôi tôm thường chọn nuôi giống tôm càng xanh toàn đực. Vậy kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực có gì đặc biệt ?


Để nuôi tôm càng xanh toàn đực cần chuẩn bị ao và cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng. Ao nuôi tôm càng xanh cần có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt và gia côs ao kỹ để tránh thẩm thấu và sạt lở khi thời tiết mưa bão bất thường .
Muốn chọn được tôm giống càng xanh toàn đực thì bà con nên lựa chọn những con giống khỏa mạnh, bơi lội nhanh, có đầy đủ phụ bộ nhất trong đàn tôm. Trong bể tôm giống nên chọn những con tôm có kích cỡ đồng đều. Trong quá trình nuôi bà con cần chú ý tới các loại bệnh trên tôm càng xanh như: bệnh đen mang, bệnh đốm nâu, bệnh đục cơ và bệnh đóng rong….

XEM THÊM : CÁCH TÔM THẺ VÀ TÔM CÀNG XANH ĂN CÓ GÌ KHÁC NHAU 


Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019


Ngành nuôi tôm công nghiệp hiện tại có rất nhiều phương pháp nuôi khác nhau cho những kết quả kinh tế cao, khả quan, trong đó mô hình nuôi tôm trong bể xi măng đang được bà con áp dụng rộng rãi, đặc biệt là kỹ thuật nuôi tôm càng xanh công nghiệp trong bể xi măng .
Để thực hiện được mô hình nuôi tôm trong bể xi măng bà con cần phải đáp ứng được những vấn đề cơ bản sau:
Về cơ sở vật chất cần phải trang bị đầy đủ như sau: có hệ thống điện 3 pha và dự phòng máy phát điện, lắp đặt hệ thống quạt oxy, hệ thống xi phông đáy ao…..
Để có thể nuôi tôm trong bể xi măng cần có nguồn nhân lực có trình độ quản lý tốt, có kiến thức về nuôi tôm , biết sử dụng các thiết bị cũng như dụng cụ đo đạc và kiểm soát môi trường ao nuôi cũng như mầm bệnh.



Ngay từ đầu cần phải đầu tư vào nguồn giống cũng như thức ăn và các chế phẩm sinh học, vi sinh chất lượng .
Điều kiện môi trường lý tưởng
Môi trường thích hợp cho nuôi tôm trong bể xi măng là nhiệt độ nước từ 20-30 độC, độ mặn khoảng 5-30%, khoảng tốt nhất là 10-25%, độ pH trung tính 7-8 là hợp lý. Màu nước nên có màu xanh lục, xanh vỏ đỗ hoặc đỏ nâu. Cần có đủ nguồn nước và hệ thống cấp thoát nước thuận tiện, xử lý nước nuôi tôm chặt chẽ .
Hệ thống trang bị
Với mỗi hình thức nuôi tôm đều có những hệ thống trang bị riêng, với hình thức nuôi tôm trong bể xi măng bà con cần trang bị mái che kín, mực nước duy trì trong khi nuôi là 1m. Hệ thống ao nuôi gồm 4 ao nổi lót bạt ở ngoài trời, ngoài ra cần trang bị máy đẩy nước phối trộn khí và hệ thống máy cho tôm ăn tự động.


Bể nuôi tôm được khuyên nên có thiết kế rộng khoảng 25-40m2, chiều cao hơn 1m và mật độ thả tôm từ 220-250 con/m2. Lắp đặt máy sục khí và hệ thống cấp thoát nước ra ngoài riêng biệt . Trước khi thả giống cần tiến hành cấp nước khoảng từ 50-60cm, sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các loại vi sinh để khử trùng bể nuôi, sau 3 ngày cần tháo hết nước và sục rửa bể.
Hi vọng với những kiến thức cơ bản trên bà con sẽ có những trang bị tốt nhất cho bể nuôi tôm xi măng của mình.

XEM THÊM : Cách chẩn đoán bệnh còi trên tôm chính xác 


Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019


Bệnh còi trên tôm thẻ là do đâu? Hầu hết các câu trả lời đều là do virus, 2 dạng virus chủ yếu gây ra bệnh tôm còi chậm lớn là : MBV và HPV.
Những triệu chứng và giai đoạn tôm thường bị bệnh
Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn 2, khi tôm nuôi được khoảng 45 ngày tuôi, tôm nhiễm bệnh thường có biểu hiện giảm ăn, hoạt động kém, chậm sinh trưởng phát triển, trên mang và cơ thể có nhiều sinh vật đu bám, nhìn kỹ sẽ thấy đường ruột bị trắng dọc cơ thể.


Với hệ thống tôm ương trong ao có mật độ cao thì mức độ nhiễm bệnh sẽ tăng , xuất hiện các dâu hiệu mãn tính. Màu sắc bên ngoài khiến tôm có thể đổi sang màu sẩm, mang tôm có màu đỏ hoặc đen, vỏ tôm có nhiều sinh vật bám . Gan tụy tôm bị teo lại và có màu vàng, mùi rất tanh. Sau khi nhiễm bệnh từ 3-7 ngày tôm sẽ chết dần , khả năng tôm chết lên tới 70-100%.
Phương pháp xử lý bệnh
Bệnh còi chậm lớn trên tôm lây nhiễm chinh bắt đầu từ nguồn giống tôm, sau đó là tới yếu tố môi trường nước nuôi tôm không đảm bảo chất lượng. Khi một bộ phận nhỏ tôm bị bệnh sẽ lây lan rất nhanh sang những con tôm khỏe mạnh khác sống chung trong ao. Vậy điều cần thiết nhất vẫn là chọn được giống tôm thật khỏe mạnh, đạt chỉ tiêu, không nhiễm virus gây bệnh, cải tạo môi trường ao nuôi, đảm bảo tôm có sức khỏe tốt nhất và tri tom coi .


Loại bỏ ngay những con tôm bị bệnh: có thể sử dụng những bó chà nhỏ cắm rải xung quanh ao trong giai đoạn đầu nuôi tôm, với trường hợp tôm yếu và bị bệnh thì sẽ bám vào bó chà, bà con kiểm tra những con tôm bá vào bó chà rồi loại ra khỏi ao.
Khoảng sau 60 ngày tuổi , những chất dư thừa trong ao có xu hướng tập trung vào giữa ao, bởi vậy thời gian này bà con cần rải thức ăn cho tôm theo hình xoắn ốc thì trong ra ngoài nhằm kích thích cho tôm phân tán ra phía ngoài.

->>> THAM KHẢO NGAY : cách tôm thẻ và tôm càng xanh ăn như thế nào ?




Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019


Theo những nghiên cứu của một số nhà khoa học về thủy sản đưa ra so sánh về hình thái cũng như chức năng của các phần phụ của tôm thẻ và tôm càng xanh khi ăn thế nào cho mọi người hình dung được. Qua đó có thể thấy tôm lấy thức ăn bằng cách dùng càng chụp lấy thức ăn. Thuc an tom có 3 loại thực phẩm phổ biến như: dạng viên, dạng miếng và thịt các nhỏ.


Với tôm càng xanh thường có tập tính sẽ nhặt từng miếng thức ăn nhỏ mỗi lần, thì tôm thẻ chân trắng lại ăn ồ ạt hơn khi lấy một lúc nhiều thức ăn, và giữ chúng gần miệng bằng hệ thống chân hàm.
Điểm chung của cả 2 loài là đều sử dụng chân càng phải, cùng cặp chân bò thứ 3 để dành thức ăn với tôm khác.
Tôm càng canh có hệ thống hàm tốt hơn , nghiền thức ăn tốt hơn, ở tôm thẻ chân trắng lại không thể nghiền thức ăn bằng hàm mạnh như tôm càng xanh, bởi hàm chúng mềm hơn, bởi vậy tôm thẻ hay có thói quen sẽ nhả ra những viên thức ăn cứng.
Cả 2 loại tôm trên đều có khả ngăng chuyển động quạt mạnh với cặp chân hàm thứ 2 và thứ 3, ngay cả khi chúng không cần tranh giành thức ăn thì chúng vẫn có thể sử dụng cặp chân hàm để tạo ra một dòng nước nhiều oxy trong mang.



Một sự khác biệt chính giữa 2 loại tôm là ở phần miệng của chúng , cụ thể là ở phần hàm dưới. Điều đặc biệt là không có loài tôm nào cắt thức ăn bằng càng mà đều sử dụng hàm. Với tôm thẻ thì hàm dưới yếu hơn tôm cành xanh. Tôm thẻ thích những thức ăn tươi sống hơn như dạng : nhuyễn thể, giun nhiều tơ, sò, cá cơm và mực…..
Trong ao nuôi thì tôm thẻ chân trắng được xếp vào loài ăn thịt và tiêu thụ các loại động vật không xương sống, động vật thân mềm và các loại giáp xác nhỏ.
Tôm thẻ không thể nghiền thức ăn tốt nên thường xuyên nhả ra thức ăn cứng hoặc to, vì vậy sẽ có thức ăn tôm thẻ chân trắng, viên mềm hơn, kích cỡ hạt thức ăn tôm thẻ nhỏ hơn.

XEM THÊM : SỬ DỤNG MEN VI SINH XỬ LÝ ĐÁY AO NUÔI TÔM

LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU