Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019


Với những hộ nuôi tôm thì ao tôm là cả gia tài nên khi tôm bị bệnh bà con vô cùng lo lắng, mất ăn mất ngủ và tìm mọi cách để chữa trị. Nhưng thực tế chỉ ai nuôi tôm lâu năm sẽ biết việc điều trị bệnh cho tôm sẽ rất tốn kém và đem lại hiệu quả không cao. Nếu gặp đúng những loại bệnh nguy hiểm do virus gây ra như : vi khuẩn gây bệnh đốm trắng thì chỉ còn cách thu hoạch gấp hoặc chấp nhận mất trắng. Nhiều ao tôm tuy chữa được bệnh nhưng tôm chết cũng nhiều, hao hụt tiền của, bị lỗ nặng. Vậy làm thế nào để đối phó với dịch bệnh ở tôm? Bà con nên tập trung vào phòng hay chữa bệnh? 


Hãy cùng chúng tôi làm rõ nhé.
Dịch bệnh trên tôm thường xuất hiện khi thời tiết bất thường
Khác với các loài động vật như trâu bò, heo, gà , cơ thể tôm không ổn định mà thường thay đổi theo môi trường nhiệt độ nước ao. Ao tôm thường ở ngoài trời , bởi vậy khi thời tiết bất lợi thì người nuôi tôm cũng bất an, tôm sẽ yếu dần, sức đề kháng kém và rất dễ nhiễm bệnh.
-          Thời tiết nắng nóng kéo dài tôm bắt mồi nhanh, lượng ăn tăng lên nhưng thải ra môi trường nước nhiều phân sống làm nước bị ô nhiễm. Khi này vi khuẩn hoạt động mạnh gây ra bệnh phân trắng trên tôm thẻ .
-          Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm khiến tôm yếu, khả năng bắt mồi kém, giảm ăn thậm chí là ngừng ăn, đây là cơ hội để virus dễ dàng xâm nhập vào làm tôm chết.
Qua đó có thể thấy biến đổi khí hậu là yếu tố dẫn đến những biến động chính làm việc nuôi tôm trở lên ngày càng khó khăn.


Rất khó phát hiện khi tôm mới mắc bệnh
Ở tôm , đặc biệt là tôm sú thường sống chủ yếu ở đáy ao, nên người nuôi sẽ khó quan sát được khi tôm mới mắc bệnh, khi tôm chớm bệnh sẽ có xu hướng bơi vào giữa ao càng khó để người nuôi quan sát. Khi tôm đã phát bệnh nặng mới bắt đầu bơi táp vào bờ, lúc này thì tôm đã chết nhiều và bệnh đã rất nặng.
Vậy để có một mùa thu hoạch năng suất cao vẫn cần có sự phòng bệnh ngay từ đầu chứ không thể để khi tôm bị bệnh mới nghĩ tới việc chữa trị.

THAM KHẢO NGAY : NGUỒN NGUYÊN LIỆU MỚI TRONG THỨC ĂN TÔM



0 nhận xét:

LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU