Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018


Để có được một vụ thu hoạch tôm bội thu bà con nuôi tôm luôn phải đối mặt với những biến động liên tục về nhiệt độ, độ mặn, độ pH, khí độc….. trong ao nuôi để làm sao cho tôm không bị ảnh hưởng tới sức đề kháng và không nhiễm dịch bệnh. Đặc biệt là khi trời mưa thì việc xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa cũng hết sức khó khăn.


Những tác động của trời mưa trong ao nuôi tôm :
-          Nhiệt độ nước ao, độ pH, độ kiềm, độ mặn giảm đột ngột
-    Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao.
-    Sập tảo
-    Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao
-   Gió mạnh có thể khuấy đảo chất hữu cơ và bùn đáy ao lên tầng trên
-   Nồng độ khí độc sau đó được tạo ra nhiều hơn như H­2S, NH3 àNO2
-  Các nhóm vi khuẩn bất lợi gây bệnh sẽ thay thế các nhóm vi khuẩn có lợi
-  Tiếng ồn trong lúc mưa làm tôm stress
Tất cả những tác động đó đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên tôm nuôi :
- Hiện tượng chết có thể xảy ra bởi sự thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường, stress và mầm bệnh bùng phát
-  Tôm giảm ăn đột ngột
-  Tiếng ồn của trận mưa khiến tôm sợ hãi và di chuyển xuống đáy ao, nơi ít tiếng ồn, nhiệt độ ấm hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên lại là nơi nguy hiểm hơn vì chất thải và vi khuẩn nhiều hơn. Tôm bị lột xác là thời điểm sức đề kháng thấp nhất nên dễ bị nhiễm bệnh. Một vài con bị nhiễm sẽ là tác nhân truyền bệnh cho cả đàn và là nguyên nhân bùng phát dịch.
-   Đáy ao bị xáo trộn lên vì cùng với việc cả đàn cùng vùi xuống bùn khiến khí độc khuếch tán vào nước, dinh dưỡng cũng khuếch tán vào nước làm vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh.
-    Thiếu oxy dưới đáy và cả trên các tầng nước. Số lượng lớn tôm vùi mình xuống bùn cũng khiến tôm stress bởi cạnh tranh và xâm chiếm vị trí của nhau


-   Tôm lột có nguy cơ mềm vỏ vì lột do bị kích thích đột ngột. Thêm nữa nước mưa làm nồng độ các khoáng chất trong nước giảm khiến việc tái tạo vỏ càng khó khăn hơn
-   Khi nhiệt độ giảm 1oC đột ngột, tôm giảm ăn từ 5-10%
-   Khi nhiệt độ giảm đột ngột 30C, tôm giảm ăn tới 30-50%
-  Đây sẽ là thời điểm tôm nhạy cảm nhất, dễ nhiễm bệnh nhất vì trong ao lúc nào cũng tồn tại mầm bệnh
-  Khi nhiệt độ tăng lại, vi khuẩn sẽ tăng sinh khối đột biến bởi lượng dinh dưỡng hữu cơ rất nhiều. Việc này sẽ lấy đi rất nhiều ôxy trong nước khiến thiếu oxy.
-  Tỷ lệ chết khi có mưa lớn giao động từ 2-3%, thậm chí tới 50% nếu mưa kéo dài cả tuần.
- Tôm lột xác nhiều bởi pH, nhiệt độ, độ mặn và tảo tàn đột ngột làm thay đổi hàng loạt yếu tố môi trường
Chính bởi những hậu quả nghiêm trọng khi trời mưa gây ra cho ao nuôi tôm bà con cần hết sức lưu ý, đặc biệt là nuôi tôm sú trong mùa mưa. Hi vọng với những kiến thức cơ bản trên bà con sẽ có cho mình phương hướng giải quyết tốt nhất cho ao tôm của mình.

XEM THÊM : Khoáng tạt ao tôm-ngăn ngừa các bệnh trên tôm


0 nhận xét:

LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU