Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018


Với mỗi bà con nuôi tôm thì giai đoạn cải tạo ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng, việc xử lý đáy ao nuôi tôm là vấn đề hàng đầu được đặt ra khiến bà con đau đầu tìm vi sinh xu ly day ao drtom hợp lý nhất.
Trên thực tế có thể thấy nếu đáy ao được cải tạo một cách kỹ lưỡng, và tốt nhất thì tôm sẽ có điều kiện phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Ngược lại nếu việc xử lý đáy ao không được tốt, để tồn đọng lượng bùn đáy nhiều sẽ cản trở việc tôm bắt mồi kiếm ăn, vấn đề này khiến tôm chậm phát triển và làm tăng nồng độ khí độc trong quá trình nuôi tôm, dẫn tới phải xử lý khí độc trong ao nuôi .


Đặc điểm của đáy ao nuôi tôm
Thông thường đáy ao nuôi tôm gồm nhiều lớp đất bùn tự nhiên, các chất cặn hữu cơ lắng lại và bùn nhão lỏng cùng với phân tôm tích tụ lại, nếu càng để lâu ngày thì các chất càng nhiều , bắt buộc bà con nuôi tôm phải xử lý chúng khỏi ao tránh phát sinh gây ra khí độc cho tôm.


Vậy khi xử lý đáy ao bà con cần lưu ý những gì?
-         -  Cần phơi đáy ao trước khi bắt đầu một mùa vụ mới
-         -  Cải tạo xới đất và rắc vôi bột
-         -  Bón phân đúng liều lượng để quá trình sử dụng dinh dưỡng tốt hơn
-        -   Sử dụng các loại vi sinh xử lý đáy ao một cách hiệu quả, dùng đúng loại đúng liều lượng sẽ đem lại kết quả tốt nhất và xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả



Khi lựa chọn các loại vi sinh xử lý đáy ao bà con cần cân nhắc các loại chế phẩm tự nhiên giúp phân hủy tốt các chất hữu cơ, làm sạch bùn đáy ao, giảm mùi hôi, các loại khí độc, cung cấp một hệ vi sinh có lợi.
Để vấn đề vi sinh phát huy được tối đa công dụng, bà con cần xử lý kỹ ao nuôi cũng như ao lắng. Chúc bà con có một vụ nuôi tôm bội thu.

XEM THÊM : Những việc cần lưu ý trong quá trình xử lý ao nuôi


Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018


Thông thường trước mỗi một vụ nuôi tôm bà con cần chuẩn bị ao nuôi theo đúng cách các chuyên gia khuyến cáo nhằm mang lại năng suất , sự an toàn hiệu quả trong quá trình nuôi tôm, hạn chế các tổn thất thiệt hại không đáng có.
Phơi đáy ao nuôi
Phơi đáy ao nuôi tôm là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm trước mỗi vụ nuôi. Khi môi trường đáy ao được cải tạo kỹ lưỡng và quản lý tốt sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển . Thông thường sau mỗi vụ nuôi đáy ao thường được phơi khô tới khi đất nền bị nứt nẻ. Việc phơi ao giúp giảm khí độc trong ao, tiêu diệt các mầm bệnh gây hại.


Xào xới đất đáy ao
Khi phơi đáy ao cần kết hợp với việc ủi lại ao nhằm đẩy mạnh quá trình oxy hóa để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong đất và hạn chế mầm mống bệnh dịch. Khi đáy ao được ủi xới lại sẽ làm thoáng khí, giải phóng các loại khí yếm tích tụ trong suốt quá trình vụ nuôi trước đó.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia việc bón vôi xuống ao nuôi có rất nhiều tác dụng: Lớp bùn đất đáy ao tơi xốp, đẩy mạnh quá trình phân giải các chất hữu cơ trong ao. Trước khi tiến hành rắc vôi bột bà con cần xới đáy ao với độ sâu tầm 5-10cm.


Bón phân gây màu nước
Ao nuôi tôm thường được gây màu nước , tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển, thực vật phù du là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, đồng thời việc gây màu nước để hạn chế sự phát triển của các loại tảo đáy ao…. Phân bón cho ao tôm thường được hòa tan với nước trước khi tạt khắp ao tránh trường hợp phân lắng xuống đáy ao. Lượng phân cần bón vào ao tùy thuộc vào diện tích ao và từng loại phân bón.
xu ly nuoc ao nuoi tom
Nguồn nước trong ao phải chủ động tránh nước bị ô nhiễm, cần đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ở mức cho phép. Sử dụng một số hóa chất diệt khuẩn an toàn để loại bỏ các tạp chất vi khuẩn gây bệnh bám quanh ao. Tiếp đó nên sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi để ổn định được màu nước và tạo điều kiện cho các vi sinh , vi khuẩn có lợi phát triển.
Một yếu tố không thể thiếu là hệ thống quạt nước cần được trang bị đầy đủ , số lượng quạt nước tùy thuộc vào diện tích ao nuôi và khả năng đầu tư của từng hộ nuôi tôm

XEM THÊM : Những yếu tố để nuôi tôm vụ đông


Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018


Những năm trở lại đây hình thức nuôi tôm nước lợ vụ đông tại miền Bắc phát triển mạnh từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế. Các chuyên gia khẳng định rằng việc nuôi tôm vụ đông thành công sẽ đem lại giá trị rất lớn về kinh tế cũng như hiệu quả tăng gấp 2 lần các vụ nuôi khác. Tuy nhiên đây là vụ nuôi tôm được đánh giá là rất khó vì rủi ro về dịch bệnh cao, các chi phí đầu tư nhiều hơn so với các vụ khác. Vậy nuôi tôm vụ đông bà con cần phải lưu ý những gì?



Đặc điểm khí hậu của miền Bắc vào mùa đông là nhiệt độ hạ thấp, lạnh, rét so với với nhiệt độ thích hợp của tôm, dễ phát sinh bệnh ems trên tôm . Vì thế biện pháp hữu hiệu nhất để nuôi tôm thành công trong vụ đông bà con cần lưu ý những điều sau:
1. Cải tạo và chuẩn bị ao nuôi
Cải tạo và chuẩn bị ao nuôi: Ao có diện tích thích hợp nhất từ 2.000 - 3.000 m2, độ sâu từ 1,5-1,8 m, được lót bạt, có hệ thống cấp thoát nước, ao lắng… hoàn chỉnh. Trước khi nuôi, cần có biện pháp cải tạo tốt như: vệ sinh hoặc tháo dỡ lớp bạt cũ rồi bón vôi với liều 15-17 kg/100 m3, phơi đáy từ 5-7 ngày,… sau đó cấp nước vào ao khoảng 1,2-1,4 m.
- Xây dựng và chuẩn bị nhà bạt: Sử dụng cột bê tông từ 5-6 m để làm trụ đỡ, tiếp theo chăng dây cáp bọc nhựa để tạo khung, đồng thời tạo cửa ra vào thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Có thể xây nhà bạt, hình chóp nón hoặc nhà 2 mái, sau cùng phủ một tấm bạt mỏng lên để tránh bị chăng dây đè cáp,…
- xu ly nuoc ao nuoi tom và gây màu: Có thể sử dụng phân vô cơ NPK, DAP hoặc cám gạo, bột đậu nành, bột cá nấu chín,… trộn với men bánh mì ủ chua bón liên tục từ 3-5 ngày đến khi nước có màu đạt yêu cầu. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để tạo môi trường nuôi tốt hơn, cân bằng tảo và tạo nguồn thức ăn tự nhiên khi thả tôm.
Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các yếu tó môi trường đảm bảo nằm trong ngưỡng thích hợp


2. Chọn giống và thả nuôi
Khi nước trong ao có màu xanh nõn chuối hoặc nâu, độ trong từ 30-40 cm và tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường đều đạt ngưỡng thích hợp (Oxy > 4mg/l, pH: 7.5-8.5, kiềm: 80-120 mg/l,…) thì tiến hành thả giống. Tôm giống khỏe mạnh, không dị tật, có xuất xứ rõ ràng. Với tôm giống cỡ 12 PL- 15PL bà con có thể thả nuôi với mật độ 120-150 con/m2.
Thời gian thả nuôi tốt nhất là khoảng đầu tháng 9. Thời điểm thả thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả lúc nắng nóng hoặc có mưa. Trước khi thả cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 15-20 phút.
3. Chăm sóc và quản lý
- Chăm sóc: Sử dụng thức ăn công nghiệp và cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời bổ sung thêm các Vitamin C, hoặc các khoáng chất cần thiết,… để giúp tôm tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chịu và khỏe mạnh. Nên sử dụng nhá khi cho ăn để quản lý lượng thức ăn. Khi thời tiết có sự thay đổi hoặc tình trạng tôm nuôi bị biến động cần điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý.
XEM THÊM : Nuôi tôm trong mùa mưa và những điều cần biết 


Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018


Để có được một vụ thu hoạch tôm bội thu bà con nuôi tôm luôn phải đối mặt với những biến động liên tục về nhiệt độ, độ mặn, độ pH, khí độc….. trong ao nuôi để làm sao cho tôm không bị ảnh hưởng tới sức đề kháng và không nhiễm dịch bệnh. Đặc biệt là khi trời mưa thì việc xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa cũng hết sức khó khăn.


Những tác động của trời mưa trong ao nuôi tôm :
-          Nhiệt độ nước ao, độ pH, độ kiềm, độ mặn giảm đột ngột
-    Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao.
-    Sập tảo
-    Các chất hữu cơ tạo ra nhiều hơn và tích tụ nhiều hơn dưới đáy ao
-   Gió mạnh có thể khuấy đảo chất hữu cơ và bùn đáy ao lên tầng trên
-   Nồng độ khí độc sau đó được tạo ra nhiều hơn như H­2S, NH3 àNO2
-  Các nhóm vi khuẩn bất lợi gây bệnh sẽ thay thế các nhóm vi khuẩn có lợi
-  Tiếng ồn trong lúc mưa làm tôm stress
Tất cả những tác động đó đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên tôm nuôi :
- Hiện tượng chết có thể xảy ra bởi sự thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường, stress và mầm bệnh bùng phát
-  Tôm giảm ăn đột ngột
-  Tiếng ồn của trận mưa khiến tôm sợ hãi và di chuyển xuống đáy ao, nơi ít tiếng ồn, nhiệt độ ấm hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên lại là nơi nguy hiểm hơn vì chất thải và vi khuẩn nhiều hơn. Tôm bị lột xác là thời điểm sức đề kháng thấp nhất nên dễ bị nhiễm bệnh. Một vài con bị nhiễm sẽ là tác nhân truyền bệnh cho cả đàn và là nguyên nhân bùng phát dịch.
-   Đáy ao bị xáo trộn lên vì cùng với việc cả đàn cùng vùi xuống bùn khiến khí độc khuếch tán vào nước, dinh dưỡng cũng khuếch tán vào nước làm vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh.
-    Thiếu oxy dưới đáy và cả trên các tầng nước. Số lượng lớn tôm vùi mình xuống bùn cũng khiến tôm stress bởi cạnh tranh và xâm chiếm vị trí của nhau


-   Tôm lột có nguy cơ mềm vỏ vì lột do bị kích thích đột ngột. Thêm nữa nước mưa làm nồng độ các khoáng chất trong nước giảm khiến việc tái tạo vỏ càng khó khăn hơn
-   Khi nhiệt độ giảm 1oC đột ngột, tôm giảm ăn từ 5-10%
-   Khi nhiệt độ giảm đột ngột 30C, tôm giảm ăn tới 30-50%
-  Đây sẽ là thời điểm tôm nhạy cảm nhất, dễ nhiễm bệnh nhất vì trong ao lúc nào cũng tồn tại mầm bệnh
-  Khi nhiệt độ tăng lại, vi khuẩn sẽ tăng sinh khối đột biến bởi lượng dinh dưỡng hữu cơ rất nhiều. Việc này sẽ lấy đi rất nhiều ôxy trong nước khiến thiếu oxy.
-  Tỷ lệ chết khi có mưa lớn giao động từ 2-3%, thậm chí tới 50% nếu mưa kéo dài cả tuần.
- Tôm lột xác nhiều bởi pH, nhiệt độ, độ mặn và tảo tàn đột ngột làm thay đổi hàng loạt yếu tố môi trường
Chính bởi những hậu quả nghiêm trọng khi trời mưa gây ra cho ao nuôi tôm bà con cần hết sức lưu ý, đặc biệt là nuôi tôm sú trong mùa mưa. Hi vọng với những kiến thức cơ bản trên bà con sẽ có cho mình phương hướng giải quyết tốt nhất cho ao tôm của mình.

XEM THÊM : Khoáng tạt ao tôm-ngăn ngừa các bệnh trên tôm


Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018


Cây chó đẻ trong dân gian được coi như một loại thuốc thảo dược dùng để sát trùng, tiêu viêm, giải độc. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của cây chó đẻ chỉ ra rằng đây là một loại thảo dược có tác dụng bảo vệ lá gan khỏe mạnh, điều trị tốt viêm gan B, sỏi thận, sỏi mật. Ngoài tác dụng trên người, cây chó đẻ còn được sử dụng trong nuôi trồng thủy hải sản , cho tom an cay cho de có thể phòng tránh được một số bệnh trên tôm.


Thời gian gần đây, vấn đề kháng sinh trong nuôi tôm đang là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm, để hạn chế được việc sử dụng kháng sinh thì các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và tìm thêm những giải pháp hay thay thế hoàn toàn kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm. Và trong việc sử dụng cay thuoc nam cho tom an  , đó là cây chó để - hay còn gọi là diệp hạ châu.
Cây chó đẻ thuộc họ Thầu đầu có 3 loại cây gần giống nhau là diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt và diệp hạ chây đắng  - chúng là những loài có dược tính mạnh nhất và chứa nhiều hoạt chất quan trong có ích trong việc điều trị bệnh cho cả người và động vật. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong cây chó đẻ có chưa rất nhiều hoạt tính chống viêm, chống ung thư đồng thời giúp bảo vệ gan hiệu quả như: Flavonoids (isovitexin, phyllanthusiin, rutin, quercetin...).Các phức chất phennol ( phyllanthin, amariin, repandusinic acid và phyllanthin D). Các nirtetralin, phyltetralin, niranthin; các acid hữu cơ (ascorbic geraniinic, acid amariinic và các loại acid khác); Trong diệp hạ châu đắng cũng chứa sterol như amarosterol-A, amarosterol-B… hay các acid béo bay hơi (linalool, phyltol…).


Trong nuôi tôm, đã có rất nhiều hộ nuôi sử dụng cây chó đẻ để đun nước cô đặc trộn với thức ăn cho tôm ăn nhằm phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Cây chó đẻ không gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sản lượng cho tôm nuôi đây được xem là 1 thảo dược an toàn, dễ kiếm và có phổ biến tại nước ta. Do đó, người nuôi tôm có thể tìm hiểu, sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ cây chó đẻ để phòng bệnh đốm trắng cho tôm nhằm hạn chế sự xuất hiện và lây lan dịch bệnh.

XEM THÊM : Virus đốm trắng và những điều cần biết 



Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018


Vào khoảng trước những năm 2002 , nhóm virus Baculo gây bệnh đốm trắng xuất hiện tràn làn, xuất phát từ Trung Quốc, nên những năm đó virus này còn gọi là virus Trung Quốc. Sau khi virus đốm trắng lan nhanh qua nhiều nước, chúng lại có những tên gọi theo từng quốc gia như: virus tôm Nhật, virus đốm trắng Thái Lan….


Đặc điểm chung của bệnh
Dấu hiệu nổi bật nhất của virus đốm trắng trên tôm là những đốm trắng xuất hiện rõ ràng dưới lớp vỏ, những đốm trắng có kích thước dao động từ 0.5-2mm. Đi kèm với biểu hiện đốm trắng thì trên tôm thường xuất hiện bệnh đỏ thân. Ngoài ra còn có biểu hiện về hoạt động của tôm, tôm bơi yếu, tập trung ở các tầng nước mặt và dạt vào bờ, lâu dần là bỏ ăn, bơi kém, các phần cơ thể bị tổn thương…..
Khi tôm có xuất hiện những dấu hiệu trên từ 3-10 ngày khả năng tôm chết lên tới 100% ao nuôi.
Hiện tượng tôm bệnh thường xuất hiện trên tôm giống tới tôm trưởng thành, các ao nuôi thâm canh hay quảng canh. Với môi trường nuôi xấu, không đảm bảo các yếu tố thì tôm dễ bị mắc bệnh vi khuẩn gây bệnh đốm trắng và tỷ lệ bệnh lây lan nhanh . Tuy nhiên một nghiên cứu chỉ ra rằng virus đốm trắng thường xuất hiện nhiều hơn trên tôm he, tôm nước ngọt, tôm hùm… và lây lan nhanh chóng trong hệ thống ao nuôi cùng nguồn nước cung cấp.


Trên thực tế những năm gần đây ở nước ta, bệnh đốm trắng xuất hiện nhiều trong các khu vực nuôi tôm ven biển, gây tổn thất nặng nề. Bệnh xuất hiện nhiều vào thời gian giao mùa từ mùa xuân sang mùa hạ.
Cách chữa trị bệnh đốm trắng
Chọn tôm bố mẹ có chất lượng tốt, sức khỏe đảm bảo, không nhiễm virus, không vận chuyển tôm giống mật độ quá cao, thức ăn cho tôm phải đảm bảo , bổ sung vitamin C trong thức ăn cho tôm, nguồn nước cung cấp chp ao phải được lắng lọc và khử trùng. Xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng ngay , trường hợp cấp bách khi phát hiện bệnh nên thu hoạch ngay.

 XEM THÊM : Thuốc điều trị hội chứng tôm chết sớm 



Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018


Với bà con nuôi tôm thì chế phẩm sinh học drtom không còn là khái niệm xa lạ nữa, để có được một vụ mùa bội thu bà con cần nắm được quy trình sản xuất chế phẩm sinh học để có thể tự sản xuất cũng như tiết kiệm chi phí, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng.



Chế phẩm sinh học là gì? Bà con có thể hiểu đơn giản là sản phẩm trong đó có chứa các loại vi sinh vật sống có lợi nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Trong nuôi tôm, chế phẩm sinh học được sử dụng nhằm mục tiêu cải thiện sức đề kháng ở tôm, giúp tôm hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng , góp phần làm tăng năng suất thu hoạch tôm.
Thực tế hiện nay chế phẩm sinh học được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: y tế, thực phẩm, thủy sản, nông nghiệp…..Vậy quy trình sản xuất chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thế nào ?
Để tự làm chế phẩm sinh học, bà con cần tuân thủ theo quy trình sản xuất sau:
-          Sản xuất các chất enzyme và các vi sinh vật có lợi , kháng khuẩn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và duy trì bảo vệ sức khỏe đường ruột , gan tụy cho tôm. Hỗ trợ tăng cường sự trao đổi các chất hóa học.



Chế phẩm sinh học trong nuôi trong thủy sản  được thực hiện qua quy trình thông thường như sau :
  • -        Lựa chọn nguyên liệu cần thiết
  • -        Nhân giống
  • -          Lên Men tạo các vi khuẩn có lợi
  • -          Ủ men
  • -          Ổn định
  • -          Cố định
  • -          Đóng gói, bảo quản

Lưu ý với bà con: trong quá trình tự sản xuất chế phẩm sinh học bà con cần chú ý ngay từ bước đầu tiên chuẩn bị nguyên liệu thông suốt tới quá trình lên men.
XEM THÊM : TÔM CHẾT HÀNG LOẠT DO ĐÂU ?




LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU