Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018


Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt luôn là vấn đề bà con quan tâm nhất, do thời gian nuôi tôm thẻ ngắn hơn các loại tôm khác nên việc tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân gây thiệt hại vô cùng lớn cho bà con nuôi tôm.
Trên thực tế hiện nay có thể thấy tình hình nuôi trồng giống tôm thẻ chân trắng có nhiều chuyển biến rõ rệt, bà con đã mạnh tay hơn khi hàng năm đầu tư hàng trăm triệu đồng cho mỗi vụ tôm, chính vì thế mà có bất cứ rủi ro nào xảy ra thì bà con sẽ gặp khó khăn .Cùng chúng tôi tìm hiểu để hiểu rõ hơn nguyên nhân tôm chết hàng loạt để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhé.


Do tôm bị bệnh hoại tử gan tụy
Sau khi nghiên cứu phân tích của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tìm ra được nguyên nhân tôm chết hàng loạt có thể do tôm mắc bệnh hủy hoại gan tủy , có vi khuẩn vibrio tàn phá đường ruột. Tôm mắc phải bệnh này có thể do trong ao nuôi có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, nồng độ oxy hòa tan thấp, độ mặn của nước cao vượt ngưỡng cho phép hoặc do tôm giống ban đầu bị nhiễm bệnh.
Do bà con nuôi tôm chưa kiểm soát tốt những khuyến cáo của chuyên gia
Hiện nay rất nhiều bà con nuôi tôm tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, các loại chế phẩm không rõ nguồn gốc cho tôm. Việc sử dụng hóa chất cho tôm tràn lan rất dễ làm môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, là mầm mống của các dịch bệnh trên tôm, khi bệnh xuất hiện sẽ dễ bùng phát thành dịch, lây lan nhanh và làm tổn thất nặng nề về kinh tế.

Trường hợp tôm chết hàng loạt nhưng lại không tìm được nguyên nhân (tôm chết không rõ nguyên nhân) thì theo kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm của nhiều bà con chỉ ra rằng có thể do những yếu tố sau:
-        -  Do giống tôm chưa thật sự tốt
-        -  Do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc sự thay đổi nhiệt độ trong nước…..
Khi nhìn nhận được những tổn thất do tôm chết hàng loạt gây ra, bà con nên kiểm soát chặt chẽ mọi quy trình trong quá trình nuôi tôm để có phương hướng tốt nhất nếu ao nuôi gặp phải vấn đề.
XEM THÊM :Thuốc điều trị bệnh tôm chết sớm ở tôm








Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018


Trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng tham canh hoặc bán thâm canh thì một trong những vấn đề khó khăn cho bà con nuôi tôm là hàm lượng khí gây độc NH3 và NO2 liên tục phát sinh và gây độc hại cho tôm . Khác với các giống tôm khác thì tôm thẻ chân trắng có mật độ nuôi cao hơn, có thể gấp 2 lần nên nồng độ khí độc nh3 trong ao nuôi tôm cao.


Trong nhiều trường hợp khi kiểm tra chất lượng nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng, thì theo thói quen bà con khi nuôi tôm sú lâu năm sẽ chỉ kiểm tra nồng độ NH3 mà không phát hiện ra sự hiện diện của khí độc NO2, nhưng vẫn thấy tôm bị sốc, đỏ thân, yếu, bỏ ăn….. Sau đó mới tiến hành kiểm tra sâu hơn cho thấy có tồn tại ham luong no2 trong ao nuoi tom lớn.
Để giải quyết những tồn tại nan giải này, bà con nuôi tôm cần tích cực rà soát kiểm tra lỹ nồng độ các chất khí độc trong ao nuôi. Tuy nhiên với nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng thì mật độ nuôi cao nên tồn dư thức ăn trong ao nuôi lớn nên việc sử lý các khí độc hại NH3, NO2 rất khó.
Căn cứ vào việc nồng độ khí NH3 tồn tại trong nước ao nuôi khi độ pH cao, nhiệt độ cao, khi đó hàm lượng oxy thấp thì thúc đẩy khí độc phát tán với nồng độ cao.


Khi tôm bị ảnh hưởng bởi các chất khí độc sẽ gây hại cho tôm như: tôm sẽ chậm phát triển, bơi yếu, lờ đờ và chết dần theo ngày. Nếu kéo dài tình trạng khí độc phát sinh thì rất dễ gây mất mùa nuôi tôm của bà con, ngoài ra vì khí độc hại có thể khiến tôm mắc các bệnh như: bệnh phân trắng, hội chứng ems…..
Khi nắm rõ được cơ chế phát sinh của các khí độc trong ao bà con có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để xử trí.
XEM THÊM: Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ và cách bổ sung khoáng chất cho tôm


Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018


Bệnh đen mang trên tôm càng xanh là bệnh có xu hướng xuất hiện trên tôm càng xanh được nuôi trong ao nhiều hơn là các môi trường nuôi khác, bệnh gây ra hậu quả lớn trên tôm, gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm , thậm chí tỷ lệ tôm bị chết rất cao. Nếu để bệnh phát triển mạnh bà con nuôi tôm bị mất mùa, thu hoạch kém, hao hụt chi phí.


Với bà con đã nuôi tôm lâu năm thì bệnh đen mang trên tôm không xa lạ gì, nhưng với những chủ nuôi mới , thì còn khá lạ lẫm nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý bệnh, rất dễ để bệnh lan nhanh bùng phát gây thiệt hại lớn.
Theo kinh nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu đưa ra thì bệnh đen mang thường xuất hiện ở những ao nuôi có mật độ nuôi dày đặc, hoặc môi trường ao nuôi xử lý không tốt. Vậy để phòng chống bệnh bà con nuôi tôm cần chú ý những vấn đề gì ?
-          Cần tẩy rửa ao nuôi thật kỹ trước khi thả tôm giống, nước ao nuôi tôm phải qua lắng lọc thật kỹ rồi mới cấp vào ao nuôi.


-          Chạy quạt tạo khí oxy liên tục trong nước, hạn chế tối đa lượng thức ăn dư thừa, bổ sung các vitamin, các chất khoáng , các chế phẩm sinh học vào nước và thức ăn của tôm theo định kỳ.
-          Rà soát các loại tảo xuất hiện trong ao, xử lý ngay khi tảo có nguy cơ vượt quá gây ra các chất độc hại cho môi trường nuôi .
-          Đảm bảo mật độ nuôi tôm phù hợp đúng kỹ thuật và kinh nghiệm từng trải qua các mùa nuôi.
Trong trường hợp bà con không kiểm soát các yếu tố tốt mà để xảy ra bệnh thì cần xử lý sớm khi bệnh mới giai đoạn đầu.
Phân tích nguyên nhân gây bệnh để có hướng giải quyết hợp lý nhất
Nếu tôm bệnh do ao bị ô nhiễm, quá nhiều tồn dư thức ăn trong nước , các loại tảo phát triển mạnh , bà con cần thay nước ao hoặc xử lý xi phong đáy ao (xi phong day ao la gi ? bà con có thể tham khảo thêm ), bổ sung các chế phẩm sinh học vào thức ăn cho tôm .
Trong trường hợp bệnh tràn lan cần xử lý triệt để thay toàn bộ nước ao nuôi, dùng vôi bột ,hóa chất xử lý , sau cùng là dùng các chế phẩm vi sinh để bổ sung tăng cường sức đề kháng cho tôm.
XEM THÊM : khoáng tạt ao tôm, ngăn ngừa các bệnh trên tôm



Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018


Việc cung cấp khoáng vi lượng cho tôm như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất? Đây là câu hỏi mà bà con nuôi tôm vẫn luôn băn khoăn, đau đầu. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bà con giải đáp được thắc mắc.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì để tạo bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú phát triển tốt thì bà con cần hiểu biết rõ về những vấn đề then chốt sau:
-    -      Nguồn gốc của khoáng trong ao tôm (số lượng, chất lượng đảm bảo)
-     -      Khả năng hấp thụ của tôm được bao nhiêu? Khả năng hấp thụ sinh lý của tôm thế nào?
-    -       Các khoáng chất nào mà cần thiết cho tôm?
-    -       Cơ chế hoạt động của từng khoáng chất
-   -        Các loại khoáng chất sử dụng cho tôm hay cho ao nuôi phải được hiểu rõ chức năng , vai trò.
Bởi vậy mà hầu hết các nhà sản xuất các khoáng chất nuôi tôm đều hiểu và đưa ra các chức năng sử dụng cho các sản phẩm . Nhưng điều đáng nói là bà con nuôi tôm lại không nắm rõ được những kiến thức về từng loại khoáng mà chỉ hiểu nôm na khoáng là khoáng , và mua về bổ sung cho tôm không đúng cách. Chính vì thế khi hiểu rõ bà con sẽ làm tốt hơn, tiết kiệm được chi phí mà hiệu quả lại cao hơn.

Một điều lưu ý khi sử dụng khoáng chất trong nuôi tôm là bà con cần phân biệt được rõ các khoáng chất tan trong nước và những nhóm không tan. Với nhóm khoáng chất hòa tan có thể khoáng tạt ao tôm trực tiếp , với những nhóm khoáng chất không tan bà con nên trộn trực tiếp vào thức ăn cho tôm để tôm hấp thụ tốt hơn.
Với những kiến thức đơn giản trên, khi bà con nuôi tôm hiểu rõ được sẽ có cách áp dụng tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.


Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018


Nhu cầu cung cấp chất khoáng trong ngành công nghiệp nuôi tôm rất cao, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao , quá trình lột xác diễn ra liên tục , kết hợp vố mật độ nuôi cao làm cho nhu cầu bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ trở nên vô cùng cần thiết.


Trên thực tế ao nuôi tôm thẻ chân trắng là sự phát triển trên hệ thống ao nuôi tôm sú lâu năm bởi vậy hàm lượng các chất muối khoáng dinh dưỡng cũng bị cạn kiệt dần, nên việc bổ sung thường xuyên muối khoáng là vô cùng cần thiết . Có thể sử dụng liên tục các chất tạo khoáng trong quá trình tăng trưởng của tôm từ 2-3 tháng tuổi. Đặc biệt nhu cầu khoáng của tôm thay đổi theo các dạng chất khoáng. Với các loại khoáng tinh thể, có khả năng hòa tan trong nước thì thường được tôm hấp thụ cao nhất ở dạng ion, với các khoáng chất khác thì cần trao đổi hình thành các hợp chất bền, ít tan trong nước sẽ khó hấp thụ hơn. Bởi vậy bên cạnh việc bổ sung khoáng bằng cách hòa tan trong nước ao nuôi thì những chất khoáng khó tan nên trộn lẫn vào thức ăn cho tôm, như vậy hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.


Với các khoáng chất cơ bản thì tôm chỉ hấp thụ dễ dàng canxi thông qua nước, còn các loại muối thoáng khác như: kali, magie…. Ít tan trong môi trường nước ao nuôi. Mà nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng rất cao , bởi vậy bà con nuôi tôm cần bổ sung khoáng chất định kỳ cho tôm.
Đối với nước ao nuôi tôm có độ mặn càng cao thì hàm lượng các chất khoáng có sẵn càng cao và ngược lại. Với nước ngầm thì hầu như không có sự hiện diện của khoáng chất, mà thay vào đó là các kim loại nặng với hàm lượng cao.


Kỹ thuật bổ sung chất khoáng
Cách tốt nhất để bổ sung chất khoáng là vào buổi chiều tối hoặc khung thời gian từ 22-24h đêm, đây là khoảng thời gian tôm lột xác, nhu cầu oxy tăng cao, chính vì thế tôm sẽ hấp thụ các chất khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ , khi đó quá trình hấp thụ khoáng chất sẽ diễn ra mạnh mẽ.





Bệnh tôm chết sớm hay còn gọi là bệnh ems trên tôm hoặc được gọi là hội chứng hủy hoại gan tụy cấp, bệnh này phổ biến trên tôm và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nuôi tôm tại Việt Nam.


Các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn cư trú trong đường tiêu hóa của tôm gây ra, và diễn biến rất phức tạp.
Dấu hiệu bị bệnh trên cả đàn tôm:
-        -  Giai đoạn đầu của bệnh thì biểu hiện không rõ ràng
-       -  Lúc này tôm chậm lớn và chết ở đáy ao
-       -    Khi tôm bệnh nặng dễ bị mềm vỏ và biến màu
-      -     Tôm bị bệnh thường yếu và lờ đờ bơi, tấp vào bờ, lảo đảo gần mặt nước
Dấu hiệu trên từng cá thể tôm đơn lẻ:
Quan sát kỹ sẽ thấy gan của tôm sưng to, mềm nhũn và biến màu , nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai (bệnh hoại tử gan tụy cấp)


Cách điều trị
Khi phát hiện bệnh ems trên tôm sớm cần tiến hành điều trị như sau:
Sử dụng chế phẩm EMS-proof  ủ vào nước sau 24h rồi té xuống ao liên tục theo định kỳ 3ngày /lần
Để phòng bệnh này bà con cần lư ý như sau:
-      -  Lựa chọn tôm giống sạch
-     -     Khử trùng ao nuôi bằng cách sử dụng chế phẩm bottom-up
-     -     Sử dụng chế phẩm men vi sinh germ-out trộn vào thức ăn để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của tôm
-     -     Bổ sung chế phẩm Hepanova giúp tăng cường chức năng gan ruột và hạn chế thương tổn cho tôm
-    -      Hạn chế các loại kháng sinh và hóa chất độc hại
Với những chia sẻ trên hi vọng bà con nuôi tôm có cách xử lý tốt nhất khi tôm bị bệnh.
XEM THÊM: Nhu cầu khoáng chất ở tôm thẻ 



LƯỢNG TRUY CẬP

Được tạo bởi Blogger.

TIN XEM NHIỀU